|
Nét chữ tiết lộ tính cách (Ảnh: cdc.gov)
|
Vitas Salzhjunas nói: “Để phân tích đầy đủ thì phải viết hai trang. Hôm nay viết một trang và ngày mai viết một trang. Tâm trạng thay đổi, và các chuyên gia có nhận định sâu hơn về những đặc điểm của tính cách”.
Hiện nay, Cục Bảo vệ lãnh đạo của Litva chỉ nhận người vào làm việc sau khi có sự phân tích tâm lý. Nếu như một người nào đó có những nét tính cách tiêu cực thì che giấu chúng không phải là dễ. Trước con mắt của hội đồng xét tuyển, vệ sĩ tương lai của tổng thống hay của thủ tướng phải có nhiều phẩm chất. Những điều mà các ứng viên không kể về mình thì nét chữ của chính họ cũng bộc lộ.
Trong số những thử nghiệm có một yêu cầu như sau: Ứng viên phải viết trả lời một câu hỏi vô thưởng vô phạt. Người đó được phát những tờ giấy trắng không có dòng kẻ, một cây bút và anh ta phải bình tĩnh viết ra tất cả những điều mình cho là cần thiết trên một cái bàn phẳng. Sau đó, văn bản được phân tích về mặt bút tích học tâm lý. Và bằng sự kết hợp với những nghiên cứu khác, các giám định viên có được bức chân dung tâm lý của một người. Họ rút ra được kết luận tương ứng về khả năng nghiệp vụ của anh ta.
Từ những năm 30 của thế kỷ trước, ở Liên Xô, các tài liệu về bút tích học tâm lý đã hoàn toàn bị cấm xuất bản. Theo Salzhjunas, có lẽ chính quyền sợ người dân qua nét chữ có thể biết được một số tính cách của những người điều hành đất nước. Mãi đến đầu những năm 90, người ta mới lại nhắc đến môn khoa học này.
Ở châu Âu, bút tích học tâm lý có mầm mống ngay từ thế kỷ 16. Từ đó trở đi, nó được phát triển rất năng động. Cho đến nay trên lãnh thổ Liên Xô cũ, thậm chí ở Litva, một số chuyên gia không tin vào môn này. Trên thực tế, nét chữ của con người là bức chân dung tự họa độc đáo về nhân cách anh ta. Ở mỗi người, nó rất cá biệt, tựa như dấu vân tay, và nó kể về tác giả rất nhiều điều. Thậm chí bằng nét chữ, có thể uốn nắn được con người. Trong một thử nghiệm, bệnh nhân tâm thần được đề nghị viết bằng phương pháp đặc biệt những con chữ, đoạn văn nhất định, vẽ những hình nào đó. Và điều này đôi khi dẫn tới việc phục hồi một số chức năng của não.
Nhiều người cho rằng nếu viết bằng tay trái, nét chữ sẽ thay đổi đến mức không thể nhận ra tác giả. Theo Vitas, tay được điều khiển bởi bộ óc. Nét chữ của người thuận tay phải viết bằng tay trái sẽ trở nên vụng về, nhưng căn cứ vào đó vẫn có thể nhận ra rằng tác giả chỉ là một người mà thôi.
Mỗi nét đều có nghĩa
Tất cả những gì trình bày trên giấy đều có ý nghĩa. Chỗ để trống phía trên và ở bên lề, vị trí chữ ký sẽ cho thấy tác giả thích ứng với xã hội đến mức nào.
Nhà bút tích học có thể đưa cho người cần "xét nghiệm" một tờ giấy và yêu cầu vẽ một vòng tròn, song không nói là vẽ ở đâu và kích thước ra sao. Có người vẽ vòng tròn nhỏ xíu, có người vẽ một vòng tròn lớn. “Tác giả” của vòng tròn lớn có thể có tính cách cởi mở hơn. Hoặc họ được yêu cầu vẽ nhiều vòng tròn. Có người phân bố chúng cẩn thận thành từng hàng - người này thường có tính cố chấp. Có người vẽ lung tung trên mặt giấy - người này có thể có tâm hồn thi sĩ... Song nhìn chung, việc phân tích con người phức tạp hơn nhiều. Đây chỉ là một vài nét chấm phá mà thôi.
Căn cứ vào nét chữ, thậm chí có thể xác định thói ưa bạo lực. Những tên cuồng loạn có “những nét xoắn” đặc biệt như trong bộ não vậy. Các chuyên gia Mỹ đã đi đến kết luận gần 80% số tác giả của nét xoắn trong chữ viết phải vào tù. Nét xoắn đó được các giám định viên đặt tên là “cái thòng lọng” của kẻ tội phạm.
Tài liệu sách kinh điển về bút tích học, chữ “tôi” được viết ấn nét và có móc dài hất lên về phía bên phải nói lên tính táo tợn và thói hiếu danh của tác giả, sự mong muốn gây ấn tượng. Chữ “tôi” mảnh mai, không ấn nét có thể chứng tỏ khả năng gắn bó sâu sắc. Chữ “tôi” có dáng bay bổng với nét bút kiêu hãnh nói lên sự chân tình và nguyện vọng muốn phục vụ mỗi người. Song, tất nhiên, chỉ có thể rút ra kết luận sau khi tổng hợp tất cả các khía cạnh của chữ viết.
Cùng với thời gian, do những hoàn cảnh khác nhau, tính cách của con người, thái độ đối với cuộc sống có thể thay đổi, và điều đó cũng có thể hiện trong nét chữ, Vitas nhận xét.
Một lần, các nhà hình pháp học nhờ Vitas góp ý kiến về một vụ tự sát xem có đúng là anh ta tự nguyện quyên sinh hay không. Sau khi nghiên cứu nét chữ của anh ta, họ đi đến kết luận rằng trong cách viết có dấu hiệu của bệnh thao cuồng tự sát (suicidomania). Sau đó, giả thuyết về việc người đó tự tử đã được xác nhận.
Sẽ không ăn thua khi một người muốn đánh lừa các nhà bút tích học tâm lý bằng cách thay đổi nét chữ của mình. Các chuyên gia chắc chắn sẽ nhận ra.
No comments:
Post a Comment