February 21, 2014

Xem chữ ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người ký sắc lệnh quy định quốc kỳ Việt Nam vào ngày 5.9.1945. Vào lúc này, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ.



Sắc lệnh về học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký vào ngày 8.9.1945, sáu ngày sau ngày tuyên bố Việt Nam độc lập.

Di bút của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thăm cán bộ, chiến sĩ bảo đảm hàng hải tháng 12/1972.


Đây là chữ ký của Đại tướng nhân dân, một người vì dân vì nước.
Đây là chữ ký như một ngọn lửa. Một ngọn lửa làm cháy bùng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam và là ngọn lửa soi đường cho dân tộc Việt Nam đi đến thành công thống nhất đất nước.
Đây là chữ ký của người chiến thắng.
Đây là chữ ký của một vĩ nhân của thế giới.

Những chữ ký đầu tiên của Bác cho ta thấy sự rõ ràng minh bạch trong chữ ký, ông ký như viết tên Vo Nguyên Giap toát lên sự bình dị chân thành của Bác. Cách ký chữ g thường trong tên Giáp của Bác rất gần gũi. Những chữ ký sau này là sự kết hợp tuyệt vời đầy súc tích của những chữ ký đầu Vo Nguyên Giap.
Nét ký bắt đầu bằng một chữ V mạnh mẽ hướng lên, chữ V bao hàm họ Võ, tên Văn (bí danh) của Bác ngoài ra nó còn là chữ V của chiến thắng (vitory), chữ V của Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Nét ký đầu tiên như toát lên cái bắt đầu công việc của Bác là "Vì" dân "Vì" nước Việt Nam thân yêu. Bắt đầu như thế nên tổng thể chữ ký như toát lên sự nghiệp của một con người "Dĩ công vi thượng", làm việc suốt đời theo lý tưởng đó.
Đây là chữ ký của Đại tướng nhân dân, một người vì dân vì nước: Nét ký của ông sau chữ V phần lớn là những nét kéo xuống phần bên dưới của chữ ký thể hiện sự gần gũi, yêu dân như con, thể hiện cái Tình yêu thương sâu đậm với dân với nước không bút mực nào tả hết. Theo những nhà xem chữ ký những nét kéo sâu xuống dưới thường bất lợi cho người ký, nhưng với Bác nó thoát ra phạm trù xem chữ ký thông thường và tạo nên chữ ký của một người vĩ đại. Thể hiện rõ nét phương châm sống của Bác "Lấy dân làm gốc" và chữ ký của Bác như rễ sâu bám chặt vào dân mà sống, mà chiến đấu và chiến thắng. Cũng chính vì vậy Bác là người rất được lòng dân và nhân dân yêu quý dù cuộc đời ông về cuối có nhiều thăng trầm nhưng lòng dân vẫn hướng về Bác thể hiện qua đám tang của ông.
Đây là chữ ký như một ngọn lửa: Tổng thể chữ ký của như một ngọn lửa làm bùng lên lòng yêu nước trong Bác và quân dân của Bác. Chính lòng yêu nước, trái tim và ngọn lửa ấy đã thiêu đốt tất cả quân thù xâm lược và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và chiến thắng 30-4-1975 thống nhất đất nước. "Bác từng ba lần là nhân vật chính của tạp chí TIME. Năm 1972, khi Bác 60 tuổi, TIME dẫn lời một học giả người Pháp gọi vị tướng là "ngọn núi lửa phủ đầy tuyết", để mô tả trái tim đầy nhiệt huyết bên trong phong thái bình tĩnh kiên cường của ông". Cái này nó cũng thể hiện qua nét ký, phần bên trên như phủ đầy tuyết nhưng bên dưới sục sôi như núi lửa sắp tuôn trào. Ở đây ta thấy một chữ "Nhẫn" thật phi thường. 
Đây là chữ ký của người chiến thắng: Ngoài nét ký chữ V đầu tiên đứng hiên ngang riêng lẻ các nét ký còn lại như cuồn cuộn hướng lên, xốc tới như tinh thần mệnh lệnh của Bác ngày 7/4/1975 "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng". Cuộc đời Bác là cuộc đời của một người toàn thắng. "Họ Võ nghĩa là 'võ trang' và tên Giáp nghĩa là 'chiếc áo giáp', nó phù hợp với một người đàn ông đã giúp đánh bại những cường quốc quân sự lớn", hãng truyền thông BBC mở đầu bài viết về sự nghiệp lừng lẫy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Đây là chữ ký của một vĩ nhân của thế giới: Phần này thì tự các bạn có thể cảm nhận về nó. Binh pháp có câu "Người biết nhúng nhường làm vua thiên hạ", bởi trăm suối đổ về sông, trăm sông đổ về biển và vì biển biết nhún nhường hạ thấp mình xuống nên là chúa tể của muôn dòng sông suối. Bởi thế qua nét ký và viết chữ g thường trong tên Bác đã toát lên điều vĩ đại ấy.
(còn tiếp)

Mời các bạn đọc bài thơ "Vĩnh biệt Đại tướng rất vừa lòng dân" ở link này:
http://phamquoctri.blogspot.com/2013/10/bac-oi-bac-i-roi.html#more

No comments: