Trong những năm qua, với nhiều nỗ lực khai thác tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ, sản phẩm du lịch của An Giang từng bước được khẳng định và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động của ngành du lịch An Giang ngày càng đi vào nề nếp, khách du lịch đến An Giang liên tục tăng, gia tăng thu nhập về du lịch tạo nhiều việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Công tác quản lý nhà nước về du lịch ngày một tiến bộ... Đó là những tiền đề thuận lợi nhằm đẩy nhanh phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang.
Là một tỉnh ở vị trí đầu nguồn biên giới Tây Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang được thiên nhiên ban tặng những nét riêng độc đáo, có núi non hùng vĩ, rừng bạt ngàn hiện lên giữa đồng bằng trải rộng, hòa quyện với 2 dòng sông Tiền, sông Hậu cùng hệ thống sông, rạch chằng chịt. Có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc văn hóa gắn với truyền thống văn hóa, tập tục lễ hội; cùng những địa điểm mang đậm nét du lịch tín ngưỡng, sinh thái, cộng đồng, những món ăn đặc sản... góp phần tạo nên những giá trị vật thể và phi vật thể, mang lại sức hấp dẫn đối với du khách.
Là một tỉnh ở vị trí đầu nguồn biên giới Tây Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang được thiên nhiên ban tặng những nét riêng độc đáo, có núi non hùng vĩ, rừng bạt ngàn hiện lên giữa đồng bằng trải rộng, hòa quyện với 2 dòng sông Tiền, sông Hậu cùng hệ thống sông, rạch chằng chịt. Có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc văn hóa gắn với truyền thống văn hóa, tập tục lễ hội; cùng những địa điểm mang đậm nét du lịch tín ngưỡng, sinh thái, cộng đồng, những món ăn đặc sản... góp phần tạo nên những giá trị vật thể và phi vật thể, mang lại sức hấp dẫn đối với du khách.
Đền thờ Bác Tôn (xã Mỹ Hòa Hưng- TP. Long Xuyên)