1/ Ông Bình thứ nhất
Thập niên 70, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo
quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan
hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này
là một hành động quân sự. Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978 (mậu ngọ), tại một cuộc trả lời phỏng
vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ,
phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của
Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".
Sau đó thì các bạn biết "ai đã dạy ai" vì họ đã tràn quân qua và một tháng sau họ rút quân về. Xem chi tiết tại đây
Sau đó thì các bạn biết "ai đã dạy ai" vì họ đã tràn quân qua và một tháng sau họ rút quân về. Xem chi tiết tại đây
2/ Ông Bình thứ hai
Tuần san Business của Bloomberg ngày 16/5/2014 (giáp ngọ) đưa tin, trong lúc căng thẳng đang leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc (xung quanh vụ nhà cầm quyền Bác Kinh kéo giàn khoan 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp, dùng nhiều tàu bảo vệ tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng và những thủ đoạn nguy hiểm_PV) thì ông Tập Cận Bình đã lên tiếng, dường như muốn xoa dịu tình hình. Phát biểu trong một buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm của hiệp hôi Hữu nghị nhân dân Trung Quốc hôm qua tại Bắc Kinh, ông Bình tuyên bố: "Không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc", Tân Hoa Xã trích lời Tập Cận Bình cho biết.
Không biết nên hiểu như thế nào? Theo thiển ý của tôi chắc nên hiểu là "Người Trung Quốc xâm lược không cần "gen xâm lược" trong máu" thì tiệm cận với lời phát biểu của ông Bình và thực tế trên Biển Đông hiện nay.
Hai ông này đều có tên là Bình nhưng chưa chắc đã muốn hòa bình.
No comments:
Post a Comment