Mấy năm nay đọc báo mới thấy được một quan tốt - Nguyễn Sự. Đất Hội An hun đúc sinh ra ông và chính ông đã làm rạng danh đất Hội An không chỉ ở Việt Nam mà lan ra thế giới. Với tinh thần "Nguyễn Sự" đã được gầy dựng mong rằng các thế hệ lãnh đạo tiếp theo sẽ ghi khắc và phát triển mãi mãi. Lòng dân lúc nào cũng động làm quan mà dân được yên là phúc cho trăm họ.
Làm người thì phải đàng hoàng,
Làm quan càng phải đàng hoàng nhiều hơn.
[Trí Trai 2012]
Trang
▼
February 13, 2012
Đã làm quan là phải đàng hoàng
Giá trị sống
Ông Nguyễn Sự, bí thư thành uỷ Hội An
Đã làm quan là phải đàng hoàng
SGTT.VN - Tự nhận là người… thiếu văn hoá nhất Hội An,
nói to nhất Hội An, con người bén nhọn, nhạy cảm đến quyết liệt ấy suốt
30 năm qua đã sống chết với Hội An, để gìn giữ cho được một không gian
sống vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Giữa không gian liêu trai của ngày Hội An
ở Sài Gòn (10 – 12.2), ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên:
Yêu ở đâu thì yêu / Về Hội An xin chớ / Hôn một lần ở đó / Cả đời vang
thuỷ triều…
Theo ông, điều gì làm nên sự quyến rũ kỳ lạ của
vùng đất Hội An? Những biến động lịch sử có làm cho sức mạnh ấy bị vùi
lấp, mai một?
Văn hoá là một khái niệm mở, bảo tồn nằm trong sự phát
triển, không đóng khung, đóng cửa, vì thế nó luôn luôn động, phù hợp với
đương đại nhưng vẫn giữ được những gì tốt đẹp của quá khứ. Trong một
quá trình dài của lịch sử, Hội An vẫn giữ được sự giao lưu, giao thương,
đó là một bản lĩnh rất kỳ lạ. Thế kỷ thứ 16 – 17, Hội An là thương cảng
sầm uất bậc nhất của Đàng trong, nơi mở cửa đầu tiên của đất nước giao
thương với thế giới, từ đó hội nhập với các nền văn hoá khác. Trải qua
một thời kỳ dài trọng nông ức thương, Hội An vẫn giữ được tinh thần mở
cửa, coi buôn bán là chuyện bình thường, giữ được con đường tơ lụa. Như
trong kiến trúc, những ngôi nhà phố hình ống chẳng có mặt tiền, mặt hậu,
sẵn sàng mở cửa đón mọi người. Những ngôi nhà của người Hoa, người Nhật
đều do bàn tay tài hoa của thợ mộc Kim Bồng, thợ ngói Thanh Hà tạo
dựng, vẫn mang diện mạo rất đặc trưng của Hội An…